Return to site

 

Trẻ đang ngủ tự nhiên nôn mẹ phải làm sao?

 

Bất kể với cha mẹ nào dù kinh nghiệm chăm con nhiều ra sao khi thấy trẻ đang ngủ tự nhiên nôn đều hốt hoảng, lo sợ không biết nguyên nhân tại sao. Dưới đây là một số thông tin Fitobimbi cung cấp giúp các bậc cha mẹ xử lý nhanh khi bé nhà mình gặp trường hợp này.

Nguyên nhân trẻ đang ngủ tự nhiên nôn?

Tình trạng nôn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phần lớn là nôn trớ. Như các bạn đã biết nôn trớ khác với nôn mửa, nó không liên quan đến bệnh lý nào đó và cũng không nghiêm trọng khi không xảy ra nhiều lần.

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ đó là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, dạ dày đang nằm ngang, nên trẻ dễ bị trớ sữa, thức ăn sau khi ăn.

Còn nôn mửa thường liên quan đến một số bệnh như nhiễm trùng hệ tiêu hóa, trẻ bị ngộ độc thực phẩm…

Tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên nôn thường rất hiếm gặp, nó có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào trường hợp.

Trẻ đang ngủ tự nhiên nôn có thể trẻ ăn quá no, sau đó được cho nằm luôn nên cũng rất dễ bị nôn trớ. Đối với trường hợp này không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng cần tránh để xảy ra lần nữa.

Tại sao trẻ đang ngủ tự nhiên nôn?

Tiếp theo, tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên nôn có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm. Hiện tượng nôn trớ sẽ xảy ra khoảng vài tiếng sau khi ăn. Lúc này, nôn là phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ những thứ gây hại ra bên ngoài. Song song với triệu chứng nôn, trẻ có thể xuất hiện những cơn đau bụng. Sau khi nôn trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và từ đó ngủ ngon giấc hơn.

Để xác định được rõ nguyên nhân trẻ đang ngủ tự nhiên nôn, cha mẹ cần theo dõi những dấu hiệu cụ thể ở trẻ như: trẻ bị nôn như thế nào, trẻ nôn ra những gì, trẻ có gặp những vấn đề nào như cảm cúm, ho, sốt, đau bụng, đi ngoài, đau tai…

nguyên nhân trẻ đang ngủ tự nhiên nôn

Trẻ đang ngủ tự nhiên nôn mẹ phải làm sao?

Việc đầu tiên khi thấy trẻ đang ngủ tự nhiên nôn, cha mẹ cần xem trẻ nôn ra những gì. Nếu thấy trong đống nôn có màu xanh lá (không giống thức ăn bé đã ăn) hoặc có máu thì cần lập tức gọi ngay cho bác sĩ. Trong trường hợp này bên cạnh tình trạng trẻ bị nôn thì còn xuất hiện cơn đau bụng bên phải.

Nếu nhận thấy trẻ chỉ nôn ra thức ăn bình thường thì không sao, hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng để giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn. Tiếp theo, hãy vệ sinh và dọn dẹp sạch sẽ chỗ nôn để loại bỏ các mùi khó chịu giúp trẻ thoải mái hơn.

Sau đó, hãy đặt một chiếc khăn ấm lên trán của trẻ và dỗ dành để trẻ có thể quay trở lại giấc ngủ. Bạn cũng có thể cho trẻ uống 1 bài ngụm nước ấm để miệng trẻ không bị khó chịu sau khi nôn. Đồng thời, việc này cũng giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn.

Tiếp đến, hãy lấy một chiếc chậu nhựa để cạnh giường phòng ngừa trường hợp trẻ lại nôn tiếp. Bình thường sẽ sẽ ngủ lại sau khi nôn, vì lúc này trẻ đang nửa tỉnh nửa mơ. Tuy nhiên, nếu trẻ tỉnh hẳn và sau gần 1 tiếng đồng hồ mà vẫn không ngủ lại được, bố mẹ có thể cho trẻ uống một cốc trà gừng ấm để làm dịu những khó chịu, ậm ực trong bụng trẻ. Lúc này, hãy ở cạnh trẻ và ru trẻ vào giấc ngủ nhé!

Việc đầu tiên khi thấy trẻ đang ngủ tự nhiên nôn, cha mẹ cần xem trẻ nôn ra những gì.

broken image

Biện pháp phòng ngừa nôn trớ ở trẻ?

Cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản trong quá trình chăm sóc trẻ, hiểu biết về nôn trớ cũng như cách xử lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa chủ động tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Đối với trẻ bú mẹ

Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, tránh cho trẻ bú quá no và chỉ để trẻ nằm sau khi bú mẹ xong khoảng 15-20 phút. Trong quá trình cho trẻ bú, tư thế của trẻ rất quan trọng, mẹ cần đỡ đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, còn mũi sẽ đối diện với núm vú. Lúc này hãy ôm sát người trẻ vào lòng và dùng tay đỡ lấy mông trẻ. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ để miệng trẻ mở rộng và đưa vú vào sao cho môi dưới ở dưới núm vú nhé!

Nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó hãy chuyển sang bên phải. Như vậy sữa sẽ về đều mà lại không gây trào ngược dạ dày ở trẻ.

Sau khi cho trẻ bú xong, hãy bế đứng trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ loại bỏ khí dư. Việc này giúp giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải khi bú, đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ.

Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, tránh cho trẻ bú quá no

Đối với trẻ bú bình

Hãy nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày, dẫn đến tình trạng nôn trớ. Hãy chọn bình sữa có van thoát hơi để giúp trẻ không nuốt nhiều khí khi bú. Bạn đừng quên sau khi cho trẻ bú xong vỗ ợ hơi cho bé nhé.

Đối với trẻ ăn dặm

Trẻ mới tập ăn dặm mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhiều, điều này vô tình khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Các mẹ có thể chia thành các bữa nhỏ để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết một ngày cho trẻ. Bữa ăn của trẻ cần tập trung vào thời gian không quá dài hơn 30 phút. Nếu ăn quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy chán, mệt mỏi, lâu ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ ăn…

Có một số trẻ do không dung nạp được sữa đạm bò, mẹ có thể thay thế bằng các loại sữa bò dưới dạng sữa chua, hoặc sữa đậu nành để bổ sung vào đế độ ăn hàng ngày cho trẻ nhé!

Trên đây là lời giải đáp trẻ đang ngủ tự nhiên nôn mẹ phải làm sao. Hy vọng với những thông tin hữu ích nêu trên, các bậc cha mẹ cũng phần nào tự tin hơn vào khả năng chăm sóc trẻ. Tình trạng nôn trớ ở trẻ là điều bình thường các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn trớ kéo dài kèm theo những triệu chứng nguy hiểm, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và kịp thời can thiệp.

Tham vấn y khoa: https://www.fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tre-so-sinh-bi-non-tro